Muốn nấu mì Quảng ngon, đúng vị, đầu bếp phải nắm công thức chế biến từ khâu chọn gạo, nguyên liệu và cách nêm nếm. Xem thêm cách làm dầu dừa tại đây. Sợi mì được làm bằng tay từ gạo Phú Chiêm cho ra loại hảo hạng.
Trước khi nấu cho gạo vào ngâm khoảng một tiếng, rồi xay mịn và tráng thành lớp mỏng. Đầu bếp thái sợi mì theo chiều ngang cỡ 3 mm và dùng dầu phộng phi với củ nén đập dập xoa lên bề mặt để tránh dính vào nhau.
Nguyên liệu chế biến ban đầu là gạo giống bún, miến, phở nhưng mì Quảng đem lại cho thực khách hương vị mới lạ không lẫn vào đâu được. Ảnh: Tuệ Tâm
Tôm bóc tách giữ đầu, làm sạch để nguyên con ướp cùng với gia vị. Gà ta phải được nuôi thả tự nhiên. Thịt gà làm sạch, lóc riêng, xắt miếng nhỏ vừa ăn. Cập nhật cách làm thịt bò khô. Ướp thịt gà cùng bộ lòng với hành tỏi đã giã với gia vị khoảng 35 phút. Phần xương gà hoặc những miếng cánh, cổ, chân chặt vừa ăn để trộn cùng một ít tôm giã chung hành tỏi và ớt tươi làm nước nhân. Tất cả làm xong chế biến ngay để đảm bảo độ tươi ngon của nguyên liệu..
Quan trọng nhất của tô mì có lẽ chính là nước dùng. Mì Quảng trộn cùng thứ nước ngọt đậm, ngầy ngậy, dùng để chan vào nguyên liệu. Vì vậy để giữ nóng nước lèo người nấu phải kỳ công. Nguyên liệu không thể thiếu trong mì Quảng là bánh đa vừng giòn chấm cùng nước dùng béo ngọt làm nên cảm giác ngon miệng mà không hề ngấy.
Khi tô mì Quảng đem ra, bạn sẽ bị thu hút bởi sắc xanh của rau xà lách, vàng của trứng luộc, đỏ au của tôm, nâu đất của những miếng gà... Xem thêm thông tin bao gia dinh tại đây. Bạn đừng quên trộn đều các thành phần và vắt thêm chút chanh, cho vài lát ớt vào để các nguyên liệu hòa quyện.
Nếu chưa có điều kiện vào xứ Quảng để thưởng thức tô mì cho thỏa lòng thì hãy tìm đến một số địa chỉ ở Hà Nội như 2C Quang Trung hay 103 Ngọc Khánh hoặc 40 Duy Tân, số 83 Nguyễn Khang. Giá từ 30.000 đến 50.000 đồng một tô.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét